•  Email: benhvienthongminhhanoi@gmail.com
  •  Hotline:0902182606/ 0904833069

Bệnh suy thận

Dấu hiệu bệnh thận và suy thận

Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển, vậy nên những ai trong diện có nguy cơ cao bị bệnh thận cần được thầy thuốc kiểm tra thường xuyên. Nhiều trường hợp nhờ chẩn đoán và điều trị sớm, sự tiến triển đến bệnh thận mạn tính chậm lại nhưng một số trường hợp chức năng thận vẫn diễn biến xấu và cuối cùng dẫn đến suy thận.

Bệnh nhân có các biểu hiện suy thận thường bị đau đầu do cao huyết áp, phù mặt hoặc tay chân hoặc bụng hoặc tất cả do ứ nước trong cơ thể, mệt mỏi, đắng miệng, chán ăn, buồn nôn, mờ mắt, đau đầu, giảm tập trung và giảm ham muốn tình dục, chóng mặt, da xanh, móng tay chân và niêm mạc mắt nhợt nhạt do thiếu máu, đau nhức gân khớp chân tay thường là phần gối trở xuống, ngoài ra còn có thể thấy môi thâm, răng xỉn, đau xương và răng, chảy máu chân răng) nên đến ngay bệnh viện kiểm tra các chỉ số sinh hóa sau:

-Creatinine, người bị suy thận chỉ số này sẽ tăng

Người bình thường: 0,6- 1,2mg/dl ở nam và 0,5 - 1,1mg/dl ở nữ

-Mức lọc cầu thận (GFR): đánh giá chức năng thận đang hoạt động bao nhiêu phần trăm

-Blood Urea Nitrogen (BUN): Urê nitơ là một sản phẩm chất thải của cơ thể xuất hiện trong máu do sự phân hủy thực phẩm đạm thịt được ăn vào.

Bình thường: 8 đến 24 mg/dL (2.86-8,57 mmol/L) đối với nam giới trưởng thành và 6 đến 21 mg/dl (2,14-7,50 mmol/L) cho phụ nữ trưởng thành.

                                                         Kết quả hình ảnh cho hình ảnh suy thận cấp 

Vai trò của thận trong cơ thể?

Thận có 4 chức năng chính: giữ cân bằng dịch trong cơ thể; giữ cân bằng các chất khoáng mà cơ thể cần để duy trì hoạt động bình thường, nhất là chất kali để kiểm soát hoạt động của thần kinh và cơ, quá nhiều hay quá ít kali cũng có thể gây ra yếu cơ và vấn đề cho tim; loại bỏ các sản phẩm giáng hóa của protein (trong thực phẩm) như urê, creatinine (tạo ra trong tiến trình vận động cơ bắp); giải phóng một số hormon thiết yếu vào máu như renin (điều hòa huyết áp), erythropoietin (EPO) giúp tủy xương tạo hồng cầu và hoạt hóa vitamin D để hấp thụ canxi trong thức ăn nhằm tăng cường cho xương.

Ai có nguy cơ bị bệnh thận mạn tính và suy thận?

Một số người dễ phát triển bệnh thận, nếu có bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, bệnh di truyền như thận đa nang, hội chứng Alport; nhiễm khuẩn, nghẽn tắc hay bệnh bẩm sinh đường tiết niệu; bệnh Lupus ban đỏ hệ thống; bệnh phì đại và ung thư tuyến tiền liệt; dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) dài hạn như ibuprofen, ketoprofen và một số thuốc kháng sinh.

Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển. Để phát hiện sớm bệnh thận có ba cách: thử nước tiểu, thử máu, đo huyết áp thường xuyên.

Nguy cơ sức khỏe của bệnh thận mạn tính

Khi bệnh thận có diễn biến xấu thì nhiều vấn đề sức khỏe có thể xảy ra như thiếu máu, bệnh xương, tổn thương thần kinh và tăng huyết áp.

Tổn thương thần kinh ngoại biên: Gây yếu chân, tay hay có cảm giác kiến bò, cảm giác nóng rát hay khó chịu và bứt rứt ở bàn chân, cẳng chân, dáng đi thay đổi.

Tăng huyếp áp: Không chỉ là nguyên nhân chính gây suy thận mạn tính mà còn có thể là hậu quả của bệnh thận, gây tổn thương cho tim và mạch máu. Suy thận có tác động lớn đến huyết áp vì thận không còn duy trì được cân bằng dịch trong cơ thể. Khi dịch ứ đọng ở phổi có thể gây khó thở và suy tim do sung huyết.

Chú ý trong điều trị

Khi chức năng thận đã giảm, cần có biện pháp để giúp cơ thể loại bỏ chất muối, nước thừa và các sản phẩm giáng hóa có trong máu bằng cách điều chỉnh lượng muối, protein, phosphor, calo và các chất khác trong bữa ăn hằng ngày. Chế độ dinh dưỡng thận trọng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và kéo dài thời gian làm việc của thận.

Về thuốc, cần dùng thuốc kiểm soát huyết áp, duy trì cân bằng về vitamin và chất khoáng, điều trị thiếu máu, thuốc giúp cho xương khỏe bằng vitamin D3, canxi... theo chỉ định của thầy thuốc.

Vận động thường xuyên vẫn rất cần thiết cho người có bệnh thận mạn tính vì giúp tăng sức khỏe, nghị lực sống, giảm huyết áp, cải thiện giấc ngủ, kiểm soát cân nặng, giảm nồng độ mỡ máu.

10 triệu chứng biểu hiện suy thận :

1. Những thay đổi khi đi tiểu

Thận tạo ra nước tiểu, do vậy khi thận bị hỏng, có thể có những thay đổi đối với nước tiểu như sau:

  • Bạn có thể phải thức dậy vào đêm để đi tiểu.
  • Nước tiểu có bọt hay có nhiều bong bóng. Bạn có thể đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, hay lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt.
  • Số lần bạn đi tiểu ít hơn bình thường, hay lượng nước tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu có màu tối.
  • Nước tiểu của bạn có thể có máu.
  • Bạn có thể cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn.

2. Phù

Những quả thận bị hỏng không loại bỏ chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể bạn khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và hai tay.

3. Mệt mỏi

Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy.

Khi thận bị suy, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn. Do vậy cơ thể bạn có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu. Và bệnh này có thể điều trị được.

4. Ngứa/phát ban ở da

Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu của bạn có thể gây ra những trận ngứa ở mức độ nặng.

5. Vị kim loại ở trong miệng/hơi thở có mùi amoniac

Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng có thể để ý thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa, hay bạn giảm cân bởi vì bạn cảm thấy không thích ăn.

6. Buồn nôn và nôn

Sự tích tụ dữ dội của các chất thải trong máu (chứng ure huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn. Chán ăn có thể dẫn tới sút cân.

7. Thở nông

Sự khó thở của bạn có thể có liên quan tới thận theo 2 cách sau, thứ nhất đó là chất lỏng dư thừa trong cơ thể của bạn tích tụ trong hai lá phổi. Và thứ hai, chứng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy) có thể khiến cơ thể bạn bị đói oxy và sinh ra chứng thở nông.

9. Cảm thấy ớn lạnh

Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí khi bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.

9. Hoa mắt chóng mặt và mất tập trung

Thiếu máu liên quan đến suy thận nghĩa là não của bạn sẽ không được cung cấp đủ oxy nữa. Điều này có thể dẫn tới các vấn đề về trí nhớ, gây ra sự mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.

10. Đau chân/cạnh sườn

Một số người mắc các bệnh về thận có thể bị đau ở lưng hay sườn điều này là do thận bị ảnh hưởng. Bệnh thận đa nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng và to lên, và đôi khi thì gan, cũng có thể gây đau.

 

CÁC CẤP ĐỘ SUY THẬN VÀ HƯỚNG ĐIỀU TRỊ CỦA TÂY Y

 

Phân độ các giai đoạn suy thận theo GFR

Chỉ số GFR của bạn là thông số quan trọng để xác định chức năng thận. Vào năm 2002, Hiệp hội thận quốc gia (Mỹ) đã đưa ra hướng dẫn để xác định giai đoạn suy thận, và chia ra thành 5 giai đoạn chính, dựa vào GFR – mức lọc máu cầu thận.

                     Phân độ các giai đoạn suy thận theo GFR  Read more: http://benhgout.net/news/phan-do-cac-giai-doan-suy-than-theo-gfr-442.html#ixzz3UnuasbKB

Nguy cơ bị suy thận.

Nếu GFR là 90 hoặc cao hơn một chút thì vẫn được coi là bình thường. Kể cả có GFR ở mức bình thường, bạn vẫn có nguy cơ bị suy thận nếu bạn bị tiểu đường, huyết áp cao, hoặc gia đình có tiền sử bị bệnh thận.

Nguy cơ càng tăng cao nếu: Tuổi từ 65 trở lên sẽ có nguy cơ cao gấp đôi những người ở độ tuổi 45-64; những người Châu Mỹ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những sắc tộc khác.

Giai đoạn 1: Thận bị tổn thương, GFR bình thường (90 hoặc cao hơn). Thận có thể bị tổn thương trước khi chỉ số GFR giảm. Trong giai đoạn đầu, mục tiêu chữa trị là giảm tiến triển bệnh, và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Giai đoạn 2: Thận bị tổn thương nhẹ, GFR giảm (60 đến 89). Khi chức năng thận bắt đầu suy giảm, các bác sỹ có thể ước tính tiến triển của suy thận và tiếp tục chữa trị để giảm nguy cơ các biến chứng khác.

Giai đoạn 3: GRF giảm (30 đến 59). Khi suy thận đã tiến triển đến mức này, thiếu máu và các bệnh về xương có thể xuất hiện.

Giai đoạn 4: GFR giảm nghiêm trọng (15 đến 29). Tiếp tục chữa trị các biến chứng do suy thận gây ra, bắt đầu phải tính đến các biện pháp chữa trị để thay thế cho thận bị hư tổn. Mỗi một phương pháp chữa trị đòi hỏi có một sự chuẩn bị trước. Nếu bạn chọn chạy thận nhân tạo – lọc máu thẩm tách, bạn cần phải làm phẫu thuật cầu tay. Nếu chọn lọc máu màng bụng, bạn cũng cần đặt ống catheter.

Giai đoạn 5: Suy thận hoàn toàn (GFR thấp hơn 15). Khi thận không còn hoạt động nữa, bạn cần phải lọc máu hoặc cấy ghép thận mới.

Ngoài kiểm tra GFR, một số xét nghiệm khác cũng cần được làm như xác định mức phốt-pho, ka-li trong máu để bác sỹ có thể đưa ra một phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Phương pháp y học tái sinh (Là phương pháp mới và văn minh nhất của thế giới hiện nay )

Đơn vị chúng tôi có phác đ chữa bệnh suy thận tận gốc 100% bằng thảo dược . Nếu bạn bị suy thận thậm chí đang ở giai đoạn phải lọc máu (GĐ 3 hoặc 4), chúng tôi vẫn có khả năng bảo tồn được chức năng thận cho bạn. Trong vài tháng đầu chúng tôi phải kết hợp với tây y để lọc máu sau khi dùng phác đồ điều trị của chúng tôi thận của bạn sẽ nhanh chóng hồi phục, bạn sẽ không cn phải lọc máu nữa.

Nếu bạn bị suy thận ở giai đoạn 1,2,3 Chúng tôi cam kết : nếu không hết bệnh sẽ hoàn lại 100% tiền cho bạn ( Trong một số trường hợp suy thận ở GĐ 4 ,5 tùy theo cơ địa của bệnh nhân chúng tôi vẫn có khả năng bảo tồn được thận cho bạn )