•  Email: benhvienthongminhhanoi@gmail.com
  •  Hotline:0902182606/ 0904833069

Mỡ máu - Cholesterol cao và nguy cơ mắc bệnh mạch vành

Cholestrol máu cao, rối loạn lipid máu hay mỡ máu cao là tình trạng xảy ra khi có sự mất cân bằng các thành phần chất béo trong máu: nồng độ cholesterol, triglycerides tăng cao, nhưng nồng độ Cholesterol tốt lại giảm sút. Mỡ máu cao là nguyên nhân chính góp phần gây nên tình trạng xơ vữa động mạch. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể nhất về nguyên nhân nào gây nên tình trạng này, cách chẩn đoán và điều trị sớm để phòng tránh bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch khác do tăng cholesterol gây ra.

Mỡ máu và cholesterol là gì?

Mỡ máu (lipid, chất béo) cùng với các protein và carbohydrate là 3 thành phần không thể thiếu của các tế bào sống. Mỡ máu  gồm 2 thành phần chính là cholesterol và triglycerides, chúng tham gia vào cấu tạo tế bào, được sản xuất, lưu trữ và chuyển hóa thành năng lượng khi cơ thể có nhu cầu.

Cholesterol là một chất béo được tổng hợp chủ yếu từ gan, chiếm khoảng 25% tổng lượng cholesterol toàn cơ thể. Cholesterol được vận chuyển trong máu thông qua việc kết hợp với các protein tạo thành lipoprotein. Có 2 loại lipoprotein chính là:

- Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL - cholesterol): Có khả năng đưa cholesterol ra khỏi tế bào và trở về gan để chuyển hóa hoặc thải loại ra khỏi cơ thể. Nồng độ cao của loại lipoprotein này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hệ tim mạch, trong đó có ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa. Vì lý do này mà HDL được gọi là "cholesterol tốt"

- Lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL - cholesterol): Có nhiệm vụ mang cholesterol đến các tế bào. Khi tăng nồng độ LDL đồng nghĩa với việc có quá nhiều cholesterol được đưa vào tế bào, chúng tích tụ trong thành động mạch, hình thành mảng bám và ngăn ngừa dòng máu tới tim cũng như các cơ quan khác. Vì lý do này, LDL được gọi là "cholesterol xấu".

Thành phần lipid máu gồm Cholesterol và Triglycerid

Rối loạn mỡ máu là gì?

Rối loạn lipid hay rối loạn mỡ máu xảy ra khi khi nồng độ lipid trong máu quá cao hay thấp, các dạng rối loạn lipid máu thường gặp nhất bao gồm: Tăng nồng độ triglycerid và lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL hay cholesterol "xấu"); Giảm nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao (HDL hay cholesterol "tốt").

Cholesterol máu cao có nguy hiểm không?

Cholesterol máu cao thường được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" bởi vì hầu hết mọi người đều không có dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng để phát hiện ra bệnh. Sau đây là một số dấu hiệu muộn ở những người có cholesterol máu cao, đồng thời cảnh báo sự bất thường trong hoạt động của tim và hệ thống tuần hoàn:

- Đau thắt ngực: Gây ra do sự tắc hẹp của một hoặc nhiều động mạch nuôi tim

- Cơn nhồi máu cơ tim: Do sự tắc nghẽn đột ngột của động mạch vành

- Đột quỵ não: Do sự tắc nghẽn động mạch não

- Đau khi đi bộ: Do sự tắc nghẽn động mạch tại cơ bắp chân

Các dấu hiệu khác để nhận biết tình trạng tăng mỡ máu chủ yếu dựa vào yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình, mắc tiểu đường type 2, lối sống không lành mạnh, có mỡ trên mí mắt hay một vòng trắng quanh mống mắt. Tuy nhiên, không phải ai khi có những dấu hiệu này thì họ sẽ có mức cholesterol máu cao. Vì vậy, để ngăn ngừa các bệnh tim mạch do rối loạn mỡ máu gây ra, bất cứ ai trên 40 tuổi nên định kỳ kiểm tra sức khỏe 6 tháng/lần

Cơn đau tim là dấu hiệu muộn của bệnh rối loạn mỡ máu

Mối liên hệ giữa cholesterol với mảng xơ vữa trong bệnh mạch vành

Khi nồng độ LDL-C và triglycerid cao, HDL-C thấp sẽ tạo điều kiện cho lipid tích tụ trong lòng động mạch, tạo ra các mảng bám, và dần phát triển thành mảng xơ vữa. Theo thời gian, các mảng xơ vữa sẽ lớn dần lên, gây chít hẹp, làm xơ cứng thành động mạch. Hậu quả rõ rệt nhất của tình trạng này là các cơn đau thắt ngực gây ra bởi sự tắc hẹp mạch vành. Các mảng xơ vữa còn có nguy cơ nứt vỡ vào hệ thống tuần hoàn hoặc đôi khi cục máu đông có thể hình thành ngay trên mảng xơ vữa, ngăn chặn hoàn toàn sự lưu thông máu và gây ra các cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại vi (giảm lưu lượng máu tới các chi, thường là ở chân) và nhiều vấn đề tim mạch nghiêm trọng khác. Tóm lại, các bệnh tim mạch gây ra bởi mảng xơ vữa bắt nguồn từ tình trạng rối loạn mỡ máu bao gồm đau thắt ngực, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) và bệnh động mạch ngoại biên.

Nguyên nhân làm tăng cholesterol máu

- Lối sống thiếu lành mạnh: chế độ ăn uống nhiều cholesterol xấu, lười vận động, thừa cân, béo phì, uống quá nhiều rượu, bia và hút thuốc lá,... có thể ảnh hưởng đến lượng mỡ trong máu

- Bệnh lý mắc kèm và các thuốc sử dụng: Một số bệnh mạn tính như tiểu đường tuýp 2, giảm hoạt động tuyến giáp (suy giáp), rối loạn chuyển hóa, buồng trứng đa nang, hội chứng cushing, bệnh lý về thận, gan,... có thể làm tăng chỉ số của mỡ máu không lành mạnh. Và các thuốc điều trị thường gây tăng cholesterol bao gồm thuốc lợi tiểu, kích thích tố steroiid, ức chế miễn dịch, thuốc chẹn beta và thuốc chống trầm cảm. Nếu bạn đang mắc các bệnh hoặc sử dụng các thuốc trên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp điều trị thích hợp với mức liều an toàn để giữ nồng độ cholesterol trong tầm kiểm soát.

- Yếu tố di truyền: Nếu bạn có người thân trong gia đình như bố mẹ hoặc anh chị em ruột mắc cholesterol máu cao hoặc đã từng bị đau tim thì bạn có nguy cơ cao của bệnh rối loạn mỡ máu. Trong cơ thể, có hơn 100 gen ảnh hưởng đến sự chuyển hóa chất béo trong máu, đôi khi chỉ cần 1 gen bị lỗi là khiến nồng độ cholesterol tăng lên đến mức nguy hiểm và nhiều trường hợp thì cholesterol máu cao là sự cộng gộp tác động của nhiều gen khác nhau.

Khi bước sang thời kỳ trung niên, cao tuổi và sau thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ cũng sẽ khiến mức cholesterol tăng lên một cách tự nhiên.

Chẩn đoán rối loạn lipid máu - Cholesterol bao nhiêu là cao?

Rối loạn mỡ máu được chẩn đoán chủ yếu dựa vào xét nghiệm máu: máu có thể lấy ở tĩnh mạch hoặc mao mạch và định lượng chỉ số LDL – cholesterol, HDL cholesterol và triglycerid, cholesterol toàn phần. Một chỉ số khác mới được sử dụng trong dự đoán bệnh tim mạch là lipoprotein mật độ không cao (non-HDL). Non-HDL cholesterol được tính bẳng tổng cholesterol trừ đi HDL cholesterol. 
Trước khi xét nghiệm, bạn có thể phải nhịn ăn 10-12 giờ để đảm bảo thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn và không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Dưới đây là một số giới hạn về chỉ số mỡ máu:

Ai nên kiểm tra nồng độ lipid máu?

Những người đã được chẩn đoán mắc mạch vành, đột quỵ hoặc đột quỵ thoáng qua (TIA) hay bệnh động mạch ngoại biên (PAD); người trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm; thừa cân hoặc béo phì; mắc các bệnh lý như huyết áp cao, tiểu đường hoặc bệnh tuyến giáp, bệnh gan, thận...

Phòng ngừa và điều trị làm giảm cholesterol, mỡ máu bằng biện pháp không dùng thuốc

Thay đổi chế độ ăn một cách khoa học

- Ăn uống lành mạnh, lựa chọn nguồn thực phẩm chứa ít chất béo bão hòa có thể làm giảm nồng độ LDL cholesterol (cholesterol xấu). Nên hạn chế các loại thịt và sản phẩm từ thịt đỏ (như xúc xích, pate, bơ, mỡ lợn), kem, pho mát, bánh ngọt, bánh quy, sô cô la sữa, dầu dừa, nước cốt dừa, dầu cọ…

- Các chuyên gia khuyến cáo nguồn năng lượng đến từ chất béo bão hòa chỉ nên chiếm tối đa là 11% tổng năng lượng của thực phẩm, điều này tương đương với không quá: Trung bình 30g chất béo bão hòa một ngày cho nam giới; trung bình 20g chất béo bão hòa một ngày cho nữ giới; Trẻ em nên tiêu thụ ít hơn. Đồng thời hãy kiểm tra nhãn của các loại thực phẩm bạn đang ăn để biết được rằng bạn đang tiêu thụ bao nhiêu chất béo bão hòa. Hạn chế rượu bia và thuốc lá. Nên tăng cường vận động và luyện tập cơ thể giúp khí huyết lưu thông, tránh thừa cân béo phì,...

Sử dụng thảo dược làm giảm cholesterol máu tự nhiên như Đỏ ngọn, Bồ hoàng, Cao natto, Hoàng bá, Sơn tra, Mạch Môn.. Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh, các hoạt chất sinh học từ các dược liệu trên có giá trị rất quan trọng giúp làm giảm cholesterol máu, cân bằng quá trình tổng hợp và chuyển hóa chất béo trong cơ thể, tăng huyết lượng động mạch vành, chống cục máu đông, nhờ đó, có thể hạn chế nguy cơ lắng đọng tại các thành động mạch gây xơ vữa mạch vành, phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim hiệu quả. 

Nên bổ sung axit béo Omega-3 hàng ngày

Chuyên gia tim mạch và dinh dưỡng cho rằng chất béo chưa bão hòa là axit béo omega-3 có trong quả bơ, quả óc chó và các loại cá béo như cá thu, cá hồi và cá ngừ… tốt cho người tăng cholesterol máu. Nghiên cứu cho thấy liều cao omega 3 có thể làm giảm nồng độ triglycerid ở một số người. Tuy nhiên, quá nhiều omega-3 axit bé có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì. Do đó, những người có mức triglycerid cao được khuyến cáo nên sử dụng ít nhất hai phần loại cá béo một tuần để giảm lipid máu.

Các loại thực phẩm giàu Omega-3 từ tự nhiên

Điều trị giảm mỡ máu bằng biện pháp dùng thuốc

Có nhiều loại thuốc hạ cholesterol thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Vì vậy, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng thực tế của bạn để kê toa sử dụng thuốc điều trị một cách hợp lý nhất. Sau đây là một số thuốc kê đơn thường được sử dụng để trị rối loạn lipid máu, nhưng bạn không nên tự ý mua về sử dụng, bởi ngoài tác dụng hạ mỡ máu thì chúng đều có những tác dụng không mong muốn nhất định:

- Nhóm statiins: atoorvastatiin, siimvastatiin và roosuvastatiin... có tác dụng ức chế 1 loại enzyme trong gan, giúp làm giảm sản xuất cholesterol, nhờ đó giảm được nồng độ cholesterol máu. Chỉ định cho đối tượng tăng mỡ máu có nguy cơ cao mắc bệnh tim, nếu ngừng thuốc, nồng độ cholesterol sẽ bắt đầu tăng trở lại. Thuốc nhóm statiin dễ xảy ra tương tác với nhóm thuốc ức chế enzym chuyển hóa thuốc tại gan, các quả thuộc họ bưởi chùm nên người bệnh cần lưu ý khi sử dụng. Tác dụng phụ của nhóm statiins bao gồm đau đầu, đau cơ và các vấn đề tiêu hóa như khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón.

- Aspiriin: Trong một số trường hợp, liều thấp thuốc aspiriin có thể được sử dụng cho đối tượng trên 40 tuổi có các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch, đặc biệt đã từng có cơn đau tim, bệnh mạch máu để dự phòng cục máu đông.

- Ezetimiibe: Là thuốc làm hạn chế sự hấp thu cholesterol từ thức ăn trong ruột vào máu. Người bệnh có thể được phối hợp ezetimiibe cùng statiin nếu sử dụng đơn độc statiin không thể kiểm soát được nồng độ cholesterol máu. Các tác dụng phụ của sự kết hợp này tương tự như khi sử dụng một mình statiin (đau cơ và các vấn đề tiêu hóa).

Nếu bạn bị mỡ máu cao ( bất kỳ nguyên nhân gì )  đừng ngần ngại gì hết. Hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi có phác đồ điều trị hoàn toàn bằng thảo dược, đảm bảo điều trị hết bệnh mỡ máu cho bạn; Địa chỉ liên hệ : https:// benhvienthongminhhanoi.vn: 18 ngõ 174 phố Kim Ngưu, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng Hà Nội; ĐT : 024 39729561, hotline : 0902182606

( Chúng tôi có chương trình chữa bệnh miễn phí cho người nghèo)