•  Email: benhvienthongminhhanoi@gmail.com
  •  Hotline:0902182606/ 0904833069

Suy giãn tĩnh mạch chân

 

Giãn tĩnh mạch là bệnh gì?

Giãn tĩnh mạch là các tĩnh mạch phình ra nổi lên gần bề mặt da. Tĩnh mạch mang máu từ các mô và tế bào trở lại tim, nơi mà tế bào máu có thể lấy oxy.

Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Chân, suy tĩnh mạch nông (sâu), là một bệnh lý khá phổ biến, tỉ lệ người mắc bệnh này ngày càng tăng cao khoảng 25% -30% dân số, tuy nhiên nhiều người không biết mình mắc bệnh, không điều trị kịp thời nên bệnh tiến triển nặng rất khó chữa, thậm chí biến chứng nặng không đi lại được.

Gian tinh mach chan

Tĩnh mạch bị giãn nổi lên trông như những con giun trên bắp chân và đùi

Những ai thường mắc phải giãn tĩnh mạch?

Giãn tĩnh mạch là bệnh phổ biến, có đến 30% người lớn mắc bệnh. Người lớn tuổi, phụ nữ, bị thừa cân và những người phải đứng trong một thời gian dài có tỷ lệ giãn tĩnh mạch cao hơn.

Triệu chứng và dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch

Các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:

-Chân đau nhức hoặc cảm thấy nặng nề, đặc biệt sau khi đứng hoặc ngồi lâu

-Tĩnh mạch xanh và phình ra gây sưng dọc theo đùi, mắt cá hoặc đầu gối

-Da khô và ngứa. Tình trạng thay đổi màu da, da mỏng hơn, lở loét và nhiễm trùng mô mềm (viêm mô tế bào) có thể xảy ra gần mắt cá chân

Nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch là gì?

Nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch là do các van tĩnh mạch bị yếu đi và không thể ngăn máu tích tụ. Bệnh không lây nhiễm hoặc thừa hưởng nhưng có thể bị di truyền trong gia đình.

Nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính bao gồm:

-Tuổi tác: nguy cơ bị giãn tĩnh mạch tăng dần theo tuổi của bạn do các mạch máu và van điều tiết máu trong mạch dần dần bị thoái hóa

-Giới tính: phụ nữ đang trải qua sự thay đổi hormone do mang thai, hỗ trợ điều trị bằng liệu pháp thay hormone và dùng thuốc tránh thai. Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt hoặc khi mãn kinh

-Tiền sử gia đình: trong gia đình bạn từng có người bị giãn tĩnh mạch

-Béo phì: huyết áp cao và xơ vữa mạch máu do bị thừa cân sẽ khiến bạn không chỉ bị giãn tĩnh

-Đứng hoặc ngồi nhiều trong thời gian dài.

Nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch chân:

Nguyên nhân chính của giãn tĩnh mạch là do tình trạng suy van tĩnh mạch và ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch cùng với hiện tượng viêm của thành tĩnh mạch. Bệnh cũng thường xảy ra ở những người làm công việc hay nghề nghiệp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên, nhân viên bán hàng, phụ nữ sau sinh, người béo phì, người cao tuổi... . Bệnh này cũng có yếu tố di truyền, chẳng hạn như mẹ có thể di truyền cho con gái…

Những đối tượng có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch chân cao:

Những đối tượng hay bị giãn tĩnh mạch nhất là phụ nữ vì phụ nữ có nội tiết tố nữ, nếu hàm lượng nội tiết tố nữ tăng cao sẽ làm suy thành tĩnh mạch và dễ gây hình thành cục máu đông trong đó.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác như: di truyền, tuổi tác càng lớn càng dễ suy và giãn tĩnh mạch (các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy rằng 2/3 những phụ nữ trên 50 tuổi bị suy và giãn tĩnh mạch).

Béo phì làm tăng áp lực khi đứng và cản trở dòng máu tĩnh mạch trở về tim, đi giày cao gót, mặc quần áo chật, đi hoặc đứng nhiều, làm việc trong môi trường nóng và ẩm thấp, sử dụng thuốc ngừa thai, có thai và sinh đẻ nhiều lần…

Triệu chứng và những dấu hiệu nhận biết bệnh theo các cấp độ:

Triệu chứng ban đầu của suy giãn tĩnh mạch là triệu chứng tê chân, cảm giác bồn chồn ở chân, nặng hơn là nặng chân, phù chân khi đi hay đứng nhiều, chuột rút về đêm, đau chân và cuối cùng là giãn tĩnh mạch nông, nổi thành từng búi hay giãn toàn bộ trông như những con giun trên bắp chân và đùi.

Hội Tĩnh mạch học Thế giới phân ra 6 cấp độ suy giãn tĩnh mạch như sau :

- Cấp độ I: cảm giác nặng chân, tê chân.

- Cấp độ II: phù chân khi đi lại hay đứng nhiều.

- Cấp độ III: giãn và nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo trên bắp chân và đùi.

- Cấp độ IV: giãn tĩnh mạch và có thay đổi sắc tố da của chân: chân sạm màu.

- Cấp độ V: giãn tĩnh mạch và có những vết loét dinh dưỡng ở chân.

- Cấp độ VI: các vết loét dinh dưỡng này điều trị mãi vẫn không lành.

Những biến chứng có thể xảy ra do giãn tĩnh mạch chân:

Các biến chứng khác đó là tình trạng viêm tĩnh mạch đi kèm và hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, nhất là ở các tĩnh mạch sâu, khi có điều kiện thuận lợi như thay đổi áp lực như: khi đi máy bay, ngồi quá lâu… cục máu đông sẽ theo tĩnh mạch chạy về tim và gây tắc động mạch phổi tạo nên tình trạng đột tử. Một số các biến chứng khác cũng hay gặp: phù chân và đau nhức chân làm bệnh nhân rất khó chịu, giảm đi chất lượng của cuộc sống.

Điều trị Bệnh giãn tĩnh mạch như thế nào?

- Theo phương pháp truyền thống hiện nay :

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mãn tính, là một dạng lão hóa của cơ thể, việc điều trị bệnh có kết hợp giữa việc dùng thuốc uống bằng thảo dược và vận động nhẹ trong hoạt động hàng ngày. Thuốc uống có tác dụng :

+ Chống viêm, giảm sưng viêm tĩnh mạch

+Tăng cường làm bền thành tĩnh mạch, ngăn cản hiện tượng giãn mạch

+ Giúp cải thiện lưu thông máu, giảm mạnh triệu chứng căng tức, phù nề chân.

+ Cung cấp các khoáng chất và vi chất cho các vi, tĩnh mạch ; làm trẻ hóa cac vi, tĩnh mạch, chống lại các gốc tự do (làm hủy hoại các mạch máu) và làm chậm lại sự lão hóa của mạch máu

 

-Theo phương pháp y học tái sinh : Tại cơ sở chữa bệnh của chúng tôi hiện nay, ngoài việc sử dụng thảo dược để uống như đã nói ở trên, chúng tôi còn kết hợp với thảo dược quý hiếm đã chế tác thành CAO DÁN có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, dán trực tiếp vào chỗ bị viêm nhiễm để lôi, kéo các độc tố, chất gây viêm nhiễm ra bên ngoài cơ thể, có tác dụng thải độc, làm sạch chỗ mạch máu bị viêm nhiễm; tăng sức đề kháng của mạch máu, loại bỏ gốc tự do, làm trẻ hóa các mạch máu đã bị suy giãn; các chỗ mạch máu bị suy giãn sẽ nhanh chóng được hồi phục.

 ( Cam kết nếu không hết bệnh sẽ hoàn lại 100% tiền cho bạn)