•  Email: benhvienthongminhhanoi@gmail.com
  •  Hotline:0902182606/ 0904833069

Thoái hoá khớp háng

Bệnh thoái hóa khớp háng, bong sụn viền khớp háng, gãy cổ xương đùi, gãy ổ cối không thể mổ nắn chỉnh… là các bệnh lý về khớp háng thường gặp. Thoái hóa khớp háng dù không dẫn đến tử vong như một số bệnh nguy hiểm khác nhưng lại khiến người bệnh rất khó chịu vì bị đau, tê nhức và gặp khó khăn nhiều trong di chuyển.

Bệnh thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp là bệnh lý do sự ăn mòn của lớp sụn của khớp. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể, trong đó có khớp háng của bạn. Bình thường các đầu xương của khớp háng được bọc bởi một lớp sụn. Lớp sụn này có vai trò nhằm giúp hấp thu bớt sự chấn động trong khớp khi bạn đi đứng. Tuy nhiên qua thời gian, do tuổi tác, do chấn thương hoặc do những yếu tố khác, lớp sụn bọc này bị bào mòn dần. Không có lớp sụn khớp này, các đầu xương của khớp háng sẽ cạ vào nhau khi bạn cử động và di chuyển. Chính hiện tượng cạ vào nhau của các đầu xương sẽ gây ra đau, làm cứng khớp và giới hạn sự đi đứng của các bạn. Điều này đặc biệt đúng đối với khớp háng vì khớp háng có diện khớp rộng nên chịu nhiều lực đè ép ở mỗi bước đi của bạn.

Triệu chứng của thoái hóa khớp háng liên quan đến tình trạng hư sụn khớp và các osteophyte hay còn gọi gai xương gây ra. Triệu chứng này biểu hiện tính chất cơ học hơn viêm, nghĩa là khi đi đứng hay chạy nhảy sẽ làm xuất hiện cơn đau, khi nghỉ ngơi cơn đau giảm nhiều hoặc không còn.

Khi tình trạng thoái hóa nhiều, có các gai xương có thể gây ra tình trạng chèn ép giữa chỏm và ổ chảo khi vận động háng mà tiếng Anh gọi là Impingement. Để chẩn đoán, các bác sĩ sẽ hỏi thêm một số triệu chứng như ở tư thế nào cơn đau xuất hiện? Cơn đau cường độ nhiều ở buổi sáng hay tối? Trước khi đi hay sau khi đi… Và bằng một số cách khám kèm thêm phim X-quang có thể phát hiện tình trạng thoái hóa khớp.

Đối với tổn thương sụn viền ổ chảo, đây là loại bệnh lý mới được phát hiện nhờ sự tiến bộ của nội soi khớp háng. Các triệu chứng cũng mang tính chất cơ học do phần sụn viền bị kẹt giữa ổ chảo và chỏm xương đùi. Khám bệnh và chụp MRI cho phép thấy tổn thương sụn viền ổ chảo.

Bệnh viêm khớp háng là một trong những bệnh về xương khớp nguy hiểm, thường diễn ra trong im lặng. Và tới khi biểu hiện ra ngoài, bệnh sẽ phát triển theo xu hướng thần tốc. Khi đó, từ giai đoạn cấp tính tới giai đoạn mãn tính thời gian vô cùng ngắn. Những nguy hiểm bệnh viêm khớp háng có thể mang lại:

             -Tàn phế: Đây là nguy hiểm đầu tiên, gần nhất khi mắc bệnh viêm khớp háng. Vận động bị hạn chế có thể ảnh hưởng tới công việc của bạn. Bệnh có thể làm phần sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn khiến đầu xương bị tổn hại nặng nề. Khi đó, người bệnh sẽ đứng trước nguy cơ bị bại liệt rất cao, tàn phế.

             -Thoái hóa khớp háng: Bệnh viêm khớp háng không được điều trị có thể phát triển thành thoái hóa khớp háng. Quá trình thoái hóa khớp diễn ra với tốc độ vô cùng nhanh chóng. Tới thời điểm chớm khớp bị mài mòn, biến dạng, gai xương khớp xuất hiện nhiều. Người bệnh sẽ gặp rất nhiều rắc rối. Việc điều trị thoái hóa khớp háng khó hơn việc điều trị viêm khớp háng rất nhiều.

Khi có triệu chứng đau khớp háng, bệnh nhân nên đi khám để được làm xét nghiệm và chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, có thể điều trị bảo tồn được. Khi chẩn đoán bệnh ở giai đoạn trễ, bệnh nhân chỉ còn một giải pháp là thay khớp háng nhân tạo. Dù có thể giúp người bệnh đi lại bình thường nhưng điều chắc chắn là khớp háng nhân tạo không thể tốt hơn khớp háng thật. Bệnh nhân không được phép ngồi xổm hay bắt chéo chân vì nguy cơ có thể bị trật khớp háng. Ngoài ra, khớp háng nhân tạo chỉ có tuổi thọ nhất định, sau một khoản thời gian thì khớp hư, phải thay lại.

Việc điều trị thoái hóa khớp háng cần căn cứ vào tình trạng bệnh từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất, bên cạnh đó bệnh nhân cũng cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và thay đổi lối sống, cải thiện những yếu tố góp phần gây nên bệnh.

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng của Tây y hiện nay :

Khi đã có chẩn đoán chính xác thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Cụ thể nếu bị thoái hóa khớp háng thì các thuốc có thể là kháng viêm giảm đau, bổ sụn, chống thoái hóa, thay đổi môn chơi thể thao phù hợp. Nếu bị tổn thương sụn viền, việc nội soi khớp háng cho phép làm sạch hay đính lại sụn viền ổ chảo hoặc thay khớp háng nhân tạo ... là chỉ định tuyệt đối của Tây y. Phương pháp này không bảo tồn được khớp háng, về lâu dài còn bị ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, do đi lại, lao động, sinh hoạt khó khăn…

Phương pháp chữa truyền thống của Đông y hiện nay :

-Bệnh nhân mắc bệnh xương khớp sau một thời gian thường hay kèm theo một số hư tổn các bộ phận khác ngoài xương khớp như thận, gan, đại tràng, gây cản trở việc điều trị bệnh xương khớp. Chính vì vậy, để điều trị bệnh xương khớp hiệu quả cần kết hợp bổ thận, tăng cường chức năng gan, giải độc cơ thể, củng cố và nâng cao hiệu quả của đại tràng.

-Thuốc Đông y chữa khớp háng hay chữa chung cho bệnh xương khớp thường được kết hợp của bốn bài thuốc nhỏ: (i) Thuốc đặc trị bệnh xương khớp phong thấp giúp khu phong, tán hàn, trừ thấp, giảm đau, sơ thông kinh lạc,…(ii) Thuốc hoạt huyết bổ thận có tác dụng bổ thận, trừ thấp, giải độc, mạnh gân cốt, tăng sức đề kháng cho cơ thể.(iii) Thuốc bổ gan giải độc với tác dụng bổ gan, dưỡng huyết, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm xưng.(iv) Thuốc kiện tỳ ích tràng giúp hòa giải can tỳ, bổ can thận, tăng cường chức năng của tỳ vị, chức năng của đại tràng, tăng cường khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể. Hơn nữa thuốc còn giúp tạo dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhầy để bảo vệ ổ khớp, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, giúp sinh huyết và lưu thông khí huyết đến tứ chi và các bộ phận có liên quan khác của người bệnh để cải thiện bệnh lý của người bệnh.

-Ngoài ra khi chữa bệnh xương khớp còn kết hợp với xoa bóp, day bấm huyệt để giúp cho việc thông kinh hoạt lạc; khí, huyết lưu thông có tác dụng làm thông các huyệt đạo đã bị bế tắc để hỗ trợ bảo tồn xương khớp nhanh hơn. Phương pháp này có ưu điểm là : bảo tồn được xương khớp, nhưng có mặt hạn chế là thời gian bị kéo dài; thông thường bệnh nhân không kiên trì chữa triệt để, hay chữa dở dang, nửa chừng cho nên bệnh dễ bị tái phát.

Phương pháp chữa bệnh y học tái sinh :

Loại trừ chỗ đau do nguyên nhân bị chấn thương (bỊ gãy). Hầu hết các chỗ đau xương khớp là do thoái hóa, có nhiều cặn bẩn, bị viêm nhiễm lâu ngày gây lên. Tại cơ sở chữa bệnh của chúng tôi hiện đang áp dụng Phương pháp chữa bệnh tái sinh : dùng TINH CHẤT của Thảo dược đã chế tác thành cao dán, dán ngoài da tại các nơi xương khớp của bạn đang bị viêm nhiễm và các vị trí Huyệt đạo liên quan, có tác dụng hút hết các độc tố và các chất gây viêm nhiễm ra bên ngoài cơ thể, cộng với uống thảo dược để rửa sạch các khớp xương trong cơ thể và “ bơm “ các chất cần thiết đối với xương khớp, tái tạo lại các chức năng vốn có của xương khớp; ngoài ra cao dán tại các Huyệt đạo còn có tác dụng THÔNG KINH HOẠT LẠC, lưu thông các kinh mạch, kích thích các đường kinh huyệt đạo, làm cho cơ thể bạn tự điều chỉnh cơ, thần kinh, xương khớp, dần dần hồi phục và bảo tồn xương khớp cho bạn. Đây là phương pháp không những chữa hết bệnh khớp háng mà còn bảo tồn được hệ thống xương khớp có liên quan khác cho bạn với thời gian nhanh hơn so với các phương pháp đã nói ở trên.

Chú ý phòng bệnh bằng một số yếu tố sau:

- Người thừa cân, béo phì cần có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý để giảm cân, đỡ sự quá tải cho hệ xương khớp nhất là khớp gối và cột sống. Các nghiên cứu cho thấy khi cơ thể tăng thêm 1kg thì cột sống phải gánh thêm 4kg.

- Hạn chế uống bia, rượu vì uống nhiều bia, rượu có thể gây hoại tử chỏm xương đùi. Không lạm dụng corticoide.

- Tránh các chấn thương gãy cổ xương đùi, trật khớp háng.

- Cần hạn chế các động tác, tư thế làm việc có hại cho khớp như xách nặng, khuân vác nặng, ngồi, đứng, làm việc không đúng tư thế quá lâu.

- Tập đều đặn vào buổi sáng các bài khởi động khớp hay chơi thể dục thể thao ở mức độ vừa phải sẽ có tác dụng tốt cho khớp và cho cả nhiều cơ quan khác như tim mạch, hô hấp.