•  Email: benhvienthongminhhanoi@gmail.com
  •  Hotline:0902182606/ 0904833069

Ung thư vòm họng

Bệnh ung thư vòm họng nguy hiểm

như thế nào?

 

Bệnh ung thư vòm họng là một trong những loại ung thư vùng đầu - cổ thường gặp và nằm trong top 10 căn bệnh ung thư phổ biến nhất. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư vòm họng lên tới 12%. Tuy nhiên, có tới 70% người bệnh đều phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn khiến cơ hội kéo dài sống giảm đáng kể.

Căn bệnh có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh cũng có thể gặp ở bất cứ ai. Và mới đây nhất là thông tin Nam diễn viên Hàn Quốc nổi tiếng Kim Woo Bin bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vòm họng lại càng khiến nhiều người trở nên hoang mang và bắt đầu đặt những câu hỏi về sự nguy hiểm của căn bệnh này.

Căn bệnh rất dễ gây nhầm lẫn và khó phát hiện

Các chuyên gia cho biết, bệnh ung thư vòm họng, nhất là ở giai đoạn đầu có triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh về đầu cổ thông thường khác. Người bệnh thường chủ quan và nhầm lẫn ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu với những bệnh về đường hô hấp, xoang, viêm họng thông thường... Chúng đều có những biểu hiện ban đầu giống nhau như ngứa rát cổ họng, nghẹt mũi, chảy máu cam, ù tai và có thể nổi hạch cổ.

Chính vì thế, người bệnh cần tỉnh táo để phát hiện sớm căn bệnh này trước khi chúng kịp thời phát triển đến giai đoạn sau. Các nhà nghiên cứu cho hay, điểm khác biệt là ung thư vòm họng sẽ xuất hiện những triệu chứng cùng một lúc và cấp độ nghiêm trọng sẽ tăng dần. Người bệnh tự ý mua thuốc, uống một thời gian sẽ vẫn không thấy đỡ, triệu chứng này sẽ tiếp tục tái phát.

Ung thư vòm họng là “kẻ giết người thầm lặng”

Chính vì ung thư vòm họng thường khó phát hiện sớm, biểu hiện thông thường, âm thầm và đến khi bệnh đã nghiêm trọng, người bệnh mới có thể phát hiện được bệnh.

Đến lúc này, cơ hội điều trị bệnh sẽ không cao. Ở Việt Nam, có tới 70% người bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn khiến cho cơ hội kéo dài sống giảm đáng kể.

Phải làm gì để phòng tránh bệnh ung thư vòm họng?

Mỗi người dân cần duy trì lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học để có thể phòng tránh ung thư vòm họng như không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng bia, rượu và các loại đồ uống có chứa cồn trong sinh hoạt hàng ngày, không nên ăn nhiều các thực phẩm được chế biến theo phương thức lên men như thịt muối, dưa muối, cà muối, không ăn thức ăn khi còn nóng tránh gây tổn thương đến vùng hầu họng.

Ngoài ra, việc tầm soát ung thư là một việc cần thiết và quan trọng. Tầm soát ung thư vòm họng 6 tháng/lần được khuyến khích đối với tất cả những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như người hay hút thuốc, uống rượu bia, môi trường ô nhiễm, đối tượng từ 30-55, quan hệ tình dục đường miệng....

 

Phát hiện sớm ung thư vòm họng qua những triệu chứng thường gặp

 

Ung thư vòm họng là một bệnh lý tương đối phổ biến ở nước ta hiện nay. Bệnh có rất nhiều triệu chứng, dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư vòm họng.

Vết loét không lành

Một khu vực bị hỏng của da bị loét không thể chữa lành là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của ung thư vòm họng. Triệu chứng này không phải luôn gây ra cảm giác đau đớn.

Hình ảnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu 5

                                                                      có U vòm họng

Khó chịu dai dẳng hoặc đau trong miệng

Đau liên tục hoặc khó chịu trong miệng là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư miệng khác.

Đốm trắng hay đỏ trong miệng hoặc cổ họng

Xuất hiện những đốm trắng hoặc đỏ trong miệng có thể là một dấu hiệu của ung thư hoặc những thay đổi tiền ung thư.

Khu vực của các tế bào bất thường có thể có màu đỏ hoặc màu trắng. Mảng trắng được gọi là bạch sản, và các đốm màu đỏ được gọi là erythroplakia. Những vùng này là không phải ung thư, nhưng nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến ung thư.

Một mảng trắng hoặc đỏ trong miệng hoặc cổ họng không nhất thiết có nghĩa là ung thư. Nhiễm nấm cũng có thể gây ra triệu chứng này. Các mảng màu trắng của nấm thường để lại một vết loét, miếng vá màu đỏ bên dưới.

Khó khăn trong việc nuốt

Ung thư miệng có thể gây đau hoặc cảm giác nóng rát khi nhai và nuốt thức ăn. Bạn cũng có thể cảm thấy thức ăn đang ứ đọng trong cổ họng. Khó nuốt cũng có thể được gây ra bởi các điều kiện khác như một sự thu hẹp vô hại của thực quản. Nếu bạn có triệu chứng này bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh.

Thay đổi giọng nói

Ung thư miệng hay ung thư vòm họng có thể ảnh hưởng đến giọng nói của bạn. Giọng nói của bạn có thể khàn hơn hoặc âm thanh được phát ra như bị vướng trong cổ họng. Bạn cũng có thể khó phát âm hơn trong việc phát âm một vài âm thanh.

Nổi u cục ở cổ

Bạn có thể có một khối u ở cổ được gây ra bởi một nút bạch huyết. Sưng một hoặc nhiều các hạch bạch huyết ở cổ có thể là một triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư vòm họng. Những u cục có thể nóng, đỏ và gây cảm giác đau đớn, tuy nhiên đây có thể là do một bệnh nhiễm trùng chứ không phải ung thư. Cục u thường không phải do ung thư. Ung thư thường tạo thành một khối u và từ từ lớn dần lên.

Giảm cân

Giảm cân là một triệu chứng phổ biến của nhiều loại ung thư. Với ung thư vòm họng, có thể do bạn gặp khó khăn trong việc ăn uống và nuốt nên có thể không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cơ thể cần. Giảm cân có thể là một dấu hiệu của ung thư giai đoạn muộn. Nếu bạn có dấu hiệu giảm cân ngoài ý muốn, bạn nên đi khám để sớm tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Hôi miệng

Hầu hết mọi người đều có thể có hơi thở hôi trong một khoảng thời gian nào đó và nó không phải là một dấu hiệu của bệnh ung thư. Nhưng nếu bạn bị ung thư, hơi thở hôi có thể xảy ra thường xuyên hơn vì ảnh hưởng từ bệnh của bạn.

Các triệu chứng khác

Các triệu chứng khác của ung thư vòm họng có thể bao gồm một hoặc nhiều các dấu hiệu bao gồm:

Xuất hiện một cục u dày trên môi hoặc trong cổ họng

Cháy máu bất thường hoặc có cảm giác tế trong vòm họng

Khó khăn trong việc di chuyển hàm

Những triệu chứng này có thể chỉ là một dấu hiệu của một bệnh lý lành tính. Nhưng nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào, điều quan trọng là bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

 

Phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng

Hình ảnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu 9

Việc phát hiện ung thư vòm họng chủ yếu dựa vào vào những triệu chứng của ung thư vòm họng để chẩn đoán có phải mắc bệnh hay không thì không khoa học, vì vậy việc tiến hành kiểm tra cụ thể là điều không thể thiếu. Chỉ có thông qua khám và chẩn đoán chính xác ung thư vòm họng bác sỹ mới có thể đánh giá một cách toàn diện bệnh tình của bệnh nhân, giúp bệnh nhân xác định hướng điều trị phù hợp. Do đó, nếu xuất hiện triệu chứng ung thư vòm họng, bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện để tiến hành kiểm tra, phát hiện sớm, điều trị sớm sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

Phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng:

Kiểm tra vùng đầu, cổ: bảo gồm quan sát và sờ bên ngoài của vùng họng, vùng hạch cổ. Sờ hạch cổ nên sờ từ dưới cằm, dưới xương lưỡi, mô giáp, trước khí quản, hõm xương ức và đến hai bên xương quai xanh, xác định rõ vị trí hạch và kích thước. Khi vòm mũi họng cảm thấy có vật cản, nên tiến hành kiểm tra này.

Nội soi vòm họng: Nội soi vòm họng: nội soi gián tiếp vòm họng là phương pháp thường dùng và đơn giản nhất. đối với những kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu hoặc không dễ nhận thấy bệnh lý có thể lựa chọn nội soi trực tiếp và nội soi ống, từng bước nắm bắt tình hình xâm lấn của khối u, đồng thời có thể kịp thời theo dõi những biến chứng có dấu hiệu đáng nghi là di căn.

Kiểm tra hình ảnh học
- Chụp Xquang: chụp Xquang một bên và chính giữa vòm có thể xác định chính xác hình thái, kích thước và vị trí khối u, đồng thời nắm được tình trạng thay đổi của sụn và các cơ quan mềm, khi cần thiết nên tiến hành chụp vòm họng.

- Chụp CT, cộng hưởng từ (MRI): kiểm tra CT và MRI có lợi cho việc xác định phạm vi xâm lấn của khối u trong vòm họng, có xâm lấn ra các bộ phận khác hay không. Phương pháp kiểm tra này phù hợp với chẩn đoán tình trạng di căn hạch cổ, giúp cho bác sỹ đánh giá tình trạng bệnh của bệnh nhân một cách toàn diện, nâng cao hiệu quả điều trị, đặc biệt có tác dụng với bệnh nhân ung thư vòm giai đoạn cuối.

- Chụp cắt lớp siêu âm: Phương pháp này có nhiều ưu điểm như không gây tổn thương, thuận tiện, chính xác, chi phí thấp và có thể thực hiện kiểm tra nhiều lần. Có thể sử dụng để kiểm tra có hạch cổ hay không, định vị khối u và xác định có lây lan sang các bộ phận xung quanh không, đồng thời cũng là một phương pháp kiểm tra an toàn sau phẫu thuật.

-Xét nghiệm sinh hoá :

Thử các phản ứng IgA/VCA; IgA/EA; IgA/EBNA trước, trong và sau điều trị để đánh giá tiên lượng.

XẾP LOẠI GIAI ĐOẠN BỆNH: Theo xếp loại của UICC 1999

Khối u (T):

 

  • T1: u ở trong giới hạn ở vòm.
  • T2: u lan tới tổ chức phần mềm của họng miệng hoặc hốc mũi.
  • T2a: u chưa xâm lấn ra cạnh thành họng.
  • T2b: u xâm lấn ra cạnh thành họng.
  • T3: u xâm lấn xương hoặc các xoang cạnh mũi.
  • T4: u xâm lấn vào trong sọ hoặc xâm lấn các dây thần kinh đáy sọ, hố thái dương, hạ họng hoặc mắt.

 

NHỮNG TRIỆU CHỨNG MUỘN CỦA UNG THƯ VÒM HỌNG

  1. Đau đầu : đau đầu dữ dội, đau liên tục; đau từ nửa đầu này sang nửa đầu bên kia.
  2. Ù tai : ù tai liên tục, kèm theo thính lực giảm nghiêm trọng; khả năng nghe kém; nếu đi khám có thể phát hiện thực thể màng nhĩ bên nghe kém bị tổn thương .
  3. Ngạt mũi : người bệnh bị ngạt mũi kèm theo chảy mủ mũi liên tục; nếu chuyển sang giai đoạn di căn thấy mủ mũi chảy kèm theo máu
  4. Nổi hạch góc hàm : đây là vị trí di căn của hạch hay gặp nhất; bằng cảm quan cam thấy hạch lúc đầu nhỏ, rắn; sau đó hạch to lên và lan sang các vị trí khác
  5. Liệt các dây thần kinh sọ não : khối u lan vào nền sọ gây tổn thương các dây thần kinh sọ não; các dấu hiệu thường gặp như : lác mắt, nhìn đôi, tê mặt, vẹo lưỡi; muộn hơn có thể gặp dấu hiệu nuốt sặc

 

Ung thư vòm họng nguyên nhân & biện pháp

phòng tránh

Ung thư vòm họng là một loại u ác tính thường gặp, tốc độ phát triển của bệnh cũng tăng tương đối nhanh, hơn nữa theo đà tăng lên của số lượng nữ giới hút thuốc lá, tỷ lệ bệnh nhân nam và nữ mắc căn bệnh này cũng có nhiều thay đổi.

Nguyên nhân của ung thư vòm họng hiện vẫn chưa thể khẳng định cụ thể. Virut EBV (Epstein Barr Virus) có thể nhiễm vào cơ thể và tồn tại lâu mà không gây xáo trộn gì. Thói quen ăn cá muối khô từ tuổi nhỏ kích hoạt virus gây ung thư vòm họng. Cá muối khô là thức ăn để dành có chứa nitrosamin, chất lâu ngày có thể gây ung thư mạnh. Các tác nhân khác kích hoạt virus gồm: chất benzopyren, khói công nghiệp, hóa chất bốc hơi, viêm vòm họng mãn tính, khói thuốc lá, rượu, tiếp xúc với forol, bụi gỗ. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng còn có liên quan tới yếu tố chủng tộc và gia đình.

Nguyên nhân chính gây ra ung thư vòm họng chưa được xác định rõ ràng, nhưng theo nghiên cứu thì các yếu tố sau đây có nguy cơ gây ra bệnh ung thư vòm họng:

Các yếu tố môi trường: Nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, môi trường kém thông khí, hoá chất (đặc biệt là các hydrocacbon thơm), ăn nhiều cá muối và các thức ăn lên men (dưa, trứng, các loại củ) được xem là những yếu tố nguy cơ cao gây mắc bệnh ung thư vòm mũi họng.
Virus Epstein-barr: Gen của virút epstein- Barr cũng được tìm thấy trong bệnh phẩm sinh thiết từ khối u vòm họng.

Thuốc lá, rượu cũng được xem là yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh này.


Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu về di truyền học gần đây cho thấy có liên quan giữa mất gen ức chế u ở những bệnh nhân ung thư vòm họng.

Tuổi và giới:
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thấp nhất là 5 và cao nhất là 85, tuy nhiên lứa tuổi hay gặp nhất từ 30 - 55 chiếm tỉ lệ 70%.
Giới tính: Bệnh gặp ở cả hai giới, tuy nhiên tỉ lệ nam/nữ = 2,5/1.

Hiện tại các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu để phát triển vắc xin phòng virus Epstein-barr, một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của ung thư vòm. Trong khi chờ đợi các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu như trên chúng ta có thể áp dụng các biện pháp khác để nâng cao sức khỏe nói chung, hạn chế các yếu tố nguy cơ khác của ung thư vòm như:

- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, có chế độ làm việc sinh hoạt hợp lý để nâng cao sức khỏe.
- Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu chất kích thích, hạn chế ăn các thức ăn lên men như dưa muối, cà muối…
- Điều trị sớm những viêm nhiễm ở đường mũi họng.
- Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng tai mũi họng như đau đầu kéo dài, xì máu mũi, ù tai, hạch cổ to… nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng sớm để được nội soi vòm, phát hiện & ch
ữa trị bệnh.

LƯU Ý : Tại cơ sở chữa bệnh của chúng tôi đang áp dụng phương pháp y học tái sinh; Nếu cơ thể bạn có tế bào ung thư vòm họng vượt chỉ số cho phép; hoặc bạn đã bị ung thư vòm họng ( Ở giai đoạn T1 hoặc T2) , nhưng sức khỏe của bạn đang ở trong tình trạng vẫn còn ăn uống được, chúng tôi đảm bảo 100% chữa khỏi bệnh cho bạn; trong một số trường hợp đã bị di căn, xâm lấn sâu chúng tôi có thể phải kết hợp với chuyên khoa của Tây y làm ổn định bệnh cho bạn ( Chúng tôi cam kết nếu không hết bệnh sẽ hoàn lại 100% tiền cho bạn )