•  Email: benhvienthongminhhanoi@gmail.com
  •  Hotline:0902182606/ 0904833069

Viêm gan B

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Viêm gan B

Viêm gan B hiện nay được coi là “sát thủ thầm lặng” bởi bệnh ít triệu chứng nhưng để lại nhiều haauj quả xấu cho con người, thậm chí có thể gây tử vong và hiện chưa có thuốc đặc hiệu điều trị khỏi hoàn toàn. Dù nguy hiểm như vậy nhưng có rất nhiều người còn mơ rất hồ về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị căn bệnh này.

I) Những triệu chứng sau đây có thể bạn đã bị nhiễm vi rút viêm gan B :

Bệnh viêm gan B có rất ít triệu chứng, đặc biệt viêm gan B giai đoạn đầu triệu chứng rất mơ hồ, dễ nhầm với bệnh khác, người bệnh thường tình cờ phát hiện ra khi kiểm tra sức khỏe hoặc đi hiến máu.

Ở thể lành mang virus hoặc thể ngủ yên thường không có triệu chứng. Vì thế, việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh là rất quan trọng để tránh bỏ qua giai đoạn vàng điều trị và quan trọng hơn không để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng; sau đây là một số triệu chứng thường gặp:

  • Cơ thể mệt mỏi: Bệnh nhân viêm gan B thường thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân,

có nhiều người tự nhiên mệt như hết cả hơi sức ... Đây là triệu chứng khá thường gặp của người mắc viêm gan B.

  • Sốt vào buổi chiều: Có nhiều người khi mới bị nhiễm virus viêm gan B thường có hiện

tượng sốt nhẹ vào buổi chiều. Người nhiễm virus viêm gan B bị sốt là do khi virus tấn công làm tổn thương gan, khiến gan không thải hết được chất độc và chất độc bên trong dồn vào máu làm cơ thể bị sốt.

  • Rối loạn tiêu hóa: Những người bệnh viêm gan B thường gặp triệu chứng rối loạn tiêu

hóa như đầy bụng, buồn nôn, táo bón, một số người còn cảm thấy bụng trướng, đau tức vùng sườn phải….

  • Vàng da triệu chứng báo hiệu viêm gan B: Vàng da là một trong những triệu chứng

rõ ràng nhất của viêm gan B. Tuy nhiên khi bị vàng da tức là bệnh gan đã ở mức nghiêm trọng. Vì vậy, nếu thấy bị vàng da bất thường, đa số nghĩ tới là bị viêm gan B .

  • Xuất huyết dưới da: Khi thấy có triệu chứng da xuất hiện ban xuất huyết hoặc chấm ứ

máu hoặc mũi xuất huyết cần đi khám sức khỏe ngay bởi đây là một trong những triệu chứng biểu hiện mắc viêm gan B khá nặng.

  • Mầu của nước tiểu : nước tiểu màu vàng đậm, tiểu ít, phân lỏng, phân nát, phân có màu xám là triệu chứng của bệnh bị vị rút viêm gan B

Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B :

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể để lại nhiều hậu quả và biến chứng khó lường, vì vậy việc làm các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B là cần thiết, nhằm phát hiện sớm để kiểm soát bệnh tật.

Theo các bác sĩ chuyên khoa: nếu bệnh nhân bị nghi mắc bệnh viêm gan B cần được tiến hành lấy máu để chẩn đoán bệnh. Việc lấy máu xét nghiệm ngoài việc kiểm tra xem virus có trong máu hay không, các xét nghiệm còn cho biết nồng độ virus là bao nhiêu, tình trạng tổn thương gan tới đâu... và nhờ vào kết quả các xét nghiệm, bác sỹ mới dễ dàng đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị phù hợp . Các xét nghiệm hiện nay bao gồm:

1- Kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HbsAg)

Kháng nguyên bề mặt viêm gan B là bề mặt ngoài vỏ của virus. Xét nghiệm dương tính có nghĩa là bạn dễ dàng lây truyền virus sang người khác. Xét nghiệm âm tính nghĩa là bạn hiện không bị nhiễm virus.viêm gan B

2- Kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt viêm gan B (Anti-HBs)

Kết quả xét nghiệm này dương tính nghĩa là cơ thể bệnh nhân có kháng thể kháng HBV. Điều này có thể do nhiễm HBV từ trước và bạn đã khỏi. Hoặc bạn đã được tiêm vaccin. Trong trường hợp nào bạn cũng không thể lây nhiễm sang người khác hoặc bị nhiễm bệnh. Bạn đã được bảo vệ bởi vaccin hoặc bởi miễn dịch tự nhiên của chính bạn. Kháng thể kháng kháng nguyên lõi viêm gan B (Anti-HBc). Mặc dù xét nghiệm này xác định những người nhiễm HBV mạn tính, đôi khi kết quả rất mơ hồ.

Ngoài ra người bệnh cũng có thể xét nghiệm thêm các xét nghiệm khác để có thể chẩn đoán chính xác và cụ thể hơn nữa về tình trạng bệnh:

3- Xét nghiệm kháng nguyên E ( HbeAg ) :

là kháng nguyên nội sinh của virus HBV, là một dạng protein do các tế bào HBV tiết ra. Xét nghiệm máu này phát hiện sự có mặt của một protein do tế bào nhiễm HBV tiết ra. Kết quả này là dương tính (HBeAg (+)) có nghĩa là bạn đã có nồng độ virus cao trong máu và dễ lây nhiễm cho người khác. Nếu xét nghiệm âm tính, bạn có nồng độ HBV trong máu thấp và ít có khả năng lây nhiễm cho người khác.

4- Các xét nghiệm gan:

Những xét nghiệm máu này kiểm tra mức độ tăng các men gan như alanin, aminotransferase và aspartat aminotransferase, các men này được giải phóng vào máu khi tế bào gan bị tổn thương.

5- Xét nghiệm Alpha-fetoprotein (AFP):

Nồng độ cao của protein này trong máu cao, đôi khi là dấu hiệu của ung thư gan.

6- Sinh thiết gan:

Trong thủ thuật này, người ta lấy một mẫu nhỏ mô gan để phân tích dưới kính hiển vi. Sinh thiết có thể phát hiện chính xác mức độ tổn thương gan và giúp quyết định biện pháp điều trị tốt nhất cho bệnh viêm gan của bạn.

Bệnh nhân nếu như được chẩn đoán là dương tính với bệnh viêm gan B và virus viêm gan B đang trong thể bệnh hoạt động thì người bệnh nên tiến hành kịp thời để tránh những biến chứng đáng tiếc mà bệnh có thể gây ra cho bệnh nhân.

II) Nguyên nhân gây ra viêm gan B

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm gan B là do gan bị virus viêm gan B tấn công. Virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể qua 3 con đường:

  • Lây truyền qua đường máu: qua các dụng cụ dính máu của người bệnh lây sang máu

người lành như dụng cụ y tế không khử trùng tốt, châm cứu, xỏ tai, dùng chung bơm kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải đánh rang, bấm móng tay… Virus HBV sống rất dai, thậm chí có thể tồn tại trong máu khô nhiều ngày nên nếu không tự bảo vệ bản thân thì khả năng nhiễm viêm gan B là rất cao.

  • Lây truyền từ mẹ sang con: Nếu người mẹ nhiễm virus HBV thì nguy cơ truyền bệnh

cho con rất cao. Cụ thể, trong 3 tháng đầu của thai kì, tỷ lây nhiểm chỉ khoảng 1%. Người mẹ bị nhiễm ở 3 tháng giữa thì sẽ tăng lên 10% và sẽ lên đến 60 – 70% khả năng lây nhiễm nếu như mẹ mắc bệnh ở 3 tháng cuối cùng. Nguy cơ lây từ mẹ sang con sẽ ở mức cao nhất là 90% nếu sau khi sinh không có bất cứ biện pháp nào bảo vệ đứa bé.

  • Lây truyền qua đường tình dục: Việc quan hệ tình dùng không an toàn, không có biện

pháp bảo vệ như dùng bao cao su cũng sẽ bị lây nhiễm từ người mang bệnh.

Cần lưu ý Viêm gan B không lây truyền qua hô hấp ( hơi thở hay hắt hơi); đường tiêu hóa như : ăn, uống và tiếp xúc bình thường như nhiều người nhầm tưởng.

Các chỉ số quan trọng để định lượng virus viêm gan B :

- HBV-DNA: Là phần nhân của virus viêm gan B. Xét nghiệm HBV-DNA có ý nghĩa là xem trong máu có mang virus hoàn chỉnh (gồm nhân và vỏ) hay không. HBV-DNA phản ánh sự sao chép của virus và cho biết số lượng hạt virus tồn tại trong máu.

- HBsAg: Là kháng nguyên bề mặt virus HBV. Để kết luận có bị viêm gan B hay không phụ thuộc vào xét nghiệm HBsAg. Bởi không ít người bệnh viêm gan B mặc dù có nồng độ HBV-DNA trong máu thấp, thậm chí dưới ngưỡng phát hiện nhưng vẫn tiến triển thành biến chứng xơ gan, ung thư gan. Nếu HBsAg (+) nghĩa là đã mắc viêm gan B, nếu HBsAg (-) là không bị viêm gan B.

- HBeAg: là kháng nguyên nội sinh của virus HBV, là một dạng protein do các tế bào HBV tiết ra. Sự có mặt của kháng nguyên này (HBeAg (+)) chứng tỏ là bạn đang có nồng độ virus trong máu cao và rất dễ lây truyền cho người khác. Nếu HBeAg âm tính (HBeAg (-)) thì nồng độ virus trong máu thấp hoặc virus đang trong giai đoạn nằm yên, không nhân bản sao chép và nguy cơ lây nhiễm cho người khác thấp.

- Các chỉ số men gan: Như ALT, AST cho biết mức độ tổn thương gan do virus gây ra.

Từ các chỉ số trên, các chuyên gia sẽ chia ra làm hai trường hợp để bệnh nhân theo dõi sự tiến triển của bệnh:

a. Trường hợp không cần dùng thuốc: Khi HBsAg (+) nhưng HBeAg (-), định lượng virus viêm gan B HBV-DNA trên 10^4 cop/ml, chỉ số men gan ALT/AST dưới 40 UI/ml, siêu âm thấy gan chưa bị hoại tử là lúc này virus không hoạt động nên không cần điều trị bằng thuốc.

b. Trường hợp nghiêm trọng phải điều trị bằng thuốc

  • Khi xét nghiệm kháng nguyên bề mặt HBsAg (+) và kháng nguyên nội sinh HBeAg (+),

định lượng HBVDNA trên 10^5 cop/ml, men gan tăng gấp hơn 2 lần bình thường, siêu âm thấy gan bị hoại tử, kèm theo các triệu chứng lâm sàng mệt mỏi, chán ăn, vàng da vàng mắt, đau tức hạ sườn phải… thì kết quả này cho biết virus đang nhân lên cần phải dùng thuốc ngay. Thuốc sẽ được kê đơn sao cho thích hợp nhất với mức độ bệnh tình và thể trạng của người bệnh.

  • Ngoài ra, trường hợp HBsAg (+), HBeAg (-), định lượng virus viêm gan B HBV-DNA trên

10^4 cop/ml tuy virus chưa hoạt động nhưng men gan cao gấp 2 lần, đã có triệu chứng lâm sàng thì vẫn phải điều trị theo phác đồ chỉ định của bác sỹ. Điều này cho biết người bệnh đã từng mắc viêm gan B mạn tính, virus đã hoạt động nhưng sau đó không hoạt động nữa. Trường hợp này cần dùng thuốc giảm triệu chứng, giảm men gan chứ không cần dùng thuốc ức chế sự nhân lên của virus.

Các phương pháp làm giảm sự hoạt động của Virus viêm gan B hiện nay:

a. Phương pháp của Tây y hiện nay : y học hiện đại chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn viêm gan virus B mà chỉ có thể làm giảm nồng độ virus trong máu, ngăn ngừa biến chứng thành xơ gan, ung thư gan. Tuy nhiên, các loại thuốc hóa dược thường mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, các chuyên gia thường khuyên bệnh nhân bị viêm gan B nên kết hợp sử dụng các thảo dược đã được chứng minh tốt cho gan để cải thiện tình trạng bệnh và tránh các tác dụng phụ của thuốc Tây

b. Phương pháp y học tái sinh bằng thảo dược :

- Trước hết người bệnh cần kiêng hoàn toàn rượu bia, thuốc lá, không được thức khuya, hạn chế tối đa đồ ăn có nhiều dầu mỡ, kiêng chất cay nóng; không được ăn đồ ăn có nhiều chất bảo quản. Nên ăn nhiều hoa quả, rau củ chứa vitamin C, nên sử dụng đồ ăn luộc, hấp với các loại thực phẩm nhiều protein. Vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng. Việc sử dụng các thuốc cảm cúm, ho, thuốc tiêu hóa, thuốc tây điều trị bệnh khác nói chung cần hỏi ý kiến bác sỹ, không được sử dụng tùy tiện.

- Ở cơ sở của chúng tôi hiện nay đang sử dụng phác đồ điều trị bằng thảo dược :

+ Giải độc toàn bộ cơ thể ( tới cấp độ tế bào) nhanh chóng nâng cao sức đề kháng, toàn diện cho cơ thể, kích hoạt và làm khỏe lại Đội quân miễn dịch bên trong cơ thể, để Đội quân miễn dịch tự chiến đấu tiêu diệt  virus viêm gan B

+ Giải độc gan và toàn bộ các cơ quan bên trong cơ thể, chữa lành các vết thương bên trong, làm khỏe lại các chức năng gan; đào thải tế bào xấu, nuôi dưỡng tế bào tốt để nhanh chóng thay thế tế bào đã chết, đào thải dần các loại virus viêm gan B ra bên ngoài cơ thể;